Bài văn khấn tứ phủ ngắn gọn dành cho con nhang, đệ tử

Để việc đi lễ đem lại phúc lộc cho mình và gia đình được hiệu quả nhất; trước khi đi chúng ta nên tìm hiểu lịch sử đền và thân thế vị thánh bản đền mà ta cần đến lễ.

Việc tìm hiểu này cần thiết hơn rất nhiều so với việc dâng mâm cao cỗ đầy và đặc biệt là khấn sao cho đúng. Đối với các con nhang, đệ tử đi lễ không thường xuyên thì nên sử dụng bài văn khấn tứ phủ ngắn gọn như sau:

Chi tiết bài văn khấn tứ phủ ngắn gọn dành cho con nhang; đệ tử.

Nam mô a di đà phật ( 3 lần )

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy: ………..( tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh)

Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….

Ngụ tại:……………………………

Hôm nay, (không cần nói rõ ngày tháng làm gì – Nếu không nói thì nhà thánh không biết hay sao), Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe – không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cung phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày ) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin; các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).

Một lần nữa; thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ …( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô a di dà phật (3 lần).

Một số lưu ý  về bài văn khấn tứ phủ sao cho linh nghiệm nhất đối với con nhang, đệ tử

– Do các ngôi vị của nhà thánh rất nhiều chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư tiên, chư thánh là đủ hết cả rồi, chả sót một ai. Nên các bác cứ an tâm mà khấn.

– Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên; chư thánh rồi thì phải khấn tên của vị thánh chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của ngôi đền; còn các ngôi khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách; nên không thể không khấn tên vị thánh chủ đền được. Thử hỏi cõi dương trần mình đến nhà người ta chơi mà chả chào chủ nhà chỉ chào mỗi khách thôi thì chủ nhà sẽ hành xử với chúng ta ra sao? Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời xin cầu của chúng ta là vô nghĩa; thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền.

– Cũng lưu ý khi đọc bài văn khấn tứ phủ bên cung phật thì đoạn “chư phật, cư tiên, chư thánh” thì chỉ cần khấn chư phật thôi; còn khấn bên cung thánh thì có thể khấn chư tiên, chư thánh thôi.

– Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi chư phật, chư tiên; chư thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến vị thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng. Thậm chí, chúng ta khấn vị thánh chủ đền rồi mới đến chư tiên, chư thánh cũng không sao. Bởi vị thánh chủ đền là chủ nhà còn các chư tiên, chư thánh chỉ là khách.

– Để khấn khi đến hay khấn chào thì nên khấn ở Ban Công Đồng hoặc ở Ban vị thánh chủ đền là được. Sau đó có thể chỉ đến vái các ban khác là được, nếu không có đủ thời gian. Tất nhiên, nếu có nhiều thời gian chúng ta có thể khấn thêm ở các ban khác.

Với các thanh đồng và đồng thầy; chúng ta có thể tham khảo: Bài văn khấn Tứ Phủ Công Đồng đầy đủ.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.