Đền Lý Bát Đế (Đền Đô) Ngôi Đền Của Các Bậc Đế Vương Nhà Lý

Đền Lý Bát Đế: (hay còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp, Tân Hồng, Từ Sơn, TP Bắc Ninh) Ngôi Đền Của Các Bậc Đế Vương Nhà Lý (Đền Đô – Cổ Pháp) điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý: Đền Lý Bát Đế đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa: Thông tin ngày 25 tháng 1 năm 1991:

Ngai thờ bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý.
Ngai thờ bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý.

Nhắc đến vùng đất địa linh nhân kiệt (Đền Đô – Cổ Pháp, Đình Bảng, Tân Hồng, Từ Sơn, TP Bắc Ninh) ngày nay, là nhắc tới một trong ba ‘Tam Cổ’ nổi tiếng nhất lịch sử, thứ nhất ‘Cổ Bi’, thứ nhì ‘Cổ Loa’, thứ ba ‘Cổ Pháp’. Vùng Đất (Cổ Pháp) là nơi danh thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí linh thiêng: Đây là một vùng có nhiều hồ Nước, đầm lầy, sông (Tiêu Tương) uốn khúc quanh co, thế đất mang hình con nhện, xòe ra như cánh đài hoa sen: Đó là huyệt đất quý, phát tích đế vương – ứng với 8 vua nhà Lý, phát triển hưng thịnh kéo dài tới 216 năm. Hiện nay, tại làng Cổ Pháp – Đình Bảng, Bắc Ninh, còn đậm những dấu ấn Anh Linh của các vị đế vương: Nơi đó chính là (Đền Đô) còn gọi là (Cổ Pháp Điện) hay (Đền Lý Bát Đế) nơi thờ 8 vị vua nhà Lý.

Đền Đô đậm dấu ấn anh linh các vị đế vương
 Đền Đô đậm dấu ấn anh linh các vị đế vương.

NGÔI ĐỀN LỊCH SỬ:
Có đến thăm Đền Lý Bát Đế: đền Đô, bạn mới thấy vì sao nơi này lại khắc đậm hào khí Thăng Long – Hà Nội, ghi đậm dấu ấn lịch sử Việt Nam; Đền Đô được xây dựng vào thế kỷ XI; ngày nay nằm ở phường Đình Bảng, Từ Sơn, TP Bắc Ninh, cách thủ đô Thăng Long – Hà Nội khoảng 20km. Đền được dựng trên nền đất mà xưa khi vua Lý Công Uẩn đăng quang Hoàng Đế và trở lại thăm quê hương: Theo sử sách, dân làng Đình Bảng đã cho xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp đón nhà Vua: Khi vua Lý Công Uẩn băng hà, thì Lý Thái Tông lên ngôi kế vị ngôi vua cha, ông đã cho tu sửa sang lại ngôi nhà xưa và lựa chọn làm nơi thờ tự vua cha, cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự những vị vua nhà Lý sau khi băng hà.
Ngôi Đến nay, Đền Lý Bát Đế (Đền Đô) thờ tám vị vua nhà Lý là Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ; Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Nhân Tông, Lý Cao Tông, Lý Anh Tông, và Lý Huệ Tông:

Nơi thờ tự những vị vua họ Lý
 Nơi thờ tự những vị vua họ Lý.

Trải qua thời gian dài lịch sử thăng trầm và do những cuộc chiến tranh tàn phá; nên đền Đô đã được tu sửa, bảo trì và mở rộng nâng cấp nhưng vẫn theo đúng hình dáng và kiến trúc ban đầu của nhà Lý: Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và dân gian được kết hợp hài hòa của nhà Lý; chạm khắc tinh xảo: Đền Lý Bát Đế (Đền Đô) nằm trong khuôn viên rộng hơn 33.000m². Các công trình trong khu đền sắp xếp hài hòa giữa thiên nhiên khoáng đạt.

Cổng Chính vào nội thành gọi là (Ngũ Long Môn) vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện
Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện.

Cổng vào nội thành Đền Lý Bát Đế (Đền Đô) gọi là “Ngũ Long Môn” với 2 cánh cổng có trạm khắc hình 5 con rồng: Mỗi khi cánh cổng này mở ra, sẽ hiện ra như hình dáng con rồng bay lên cao vút lên trời: Trung tâm của Đền Lý Bát Đế (Đền Đô) là khu chính điện trang nghiêm; Tại đây có những điện thờ vua Lý Thái Tổ với 2 con hạc trầu 2 bên, điện thờ quanh năm ghi ngút khói hương.

Đền Lý Bát Đế
 Đền Lý Bát Đế.

Theo như đánh giá của các bậc thầy về phong thủy thì Đền Lý Bát Đế (Đền Đô) được tọa lạc ở nơi phong thuỷ đắc địa: vượng khí; phong thủy tốt. “Liên Hoa Bát Diệp” (Bông Sen Tám Cánh) tỏa sáng tâm trong Phật, là đất rồng thiêng (Địa linh nhân kiệt xuất nhập hanh thông) ‘đất thiêng; người giỏi; ra vào may mắn’. trước Đền có dòng sông Tiêu Tương chảy qua; cảnh quan Cẩm Tú, tụ cư.

Đền Lý Bát Đế
 Điện Thờ trong Đền Lý Bát Đế.

Bên trong những điện thờ chính, một bên ghi (Chiếu dời đô) của vua Lý Thái Tổ với đúng hai trăm mười bốn chữ; ứng với hai trăm mười bốn năm trị vì của tám đời vua nhà Lý: Phía bên phải là những bài thơ hào hùng nổi tiếng, như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta (Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư…), của Lý Thường Kiệt: Phía sau những ngôi chính điện là những nhà hậu cung, nơi đặt ngai thờ vua, bài vị và tượng của tam vị vua nhà Lý:

Chiếu Rời Đô của Lý Thái Tổ
 Chiếu Rời Đô của Lý Thái Tổ.

Sau cùng là những Cổ Pháp điện gồm bảy gian rộng một trăm tám mươi m² là nơi đặt ngai thờ vua, bài vị và tượng của tám vị vua nhà Lý: Không Gian giữa là những nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông, ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông; Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông, ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông; Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông.

Không Gian giữa là những nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông.
 Không Gian giữa là những nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông.

Bên trong những khu Đền Lý Bát Đế (Đền Đô) còn có một bức cuốn thư “Chiếu Dời Đô” với chiều cao 3,5M; rộng hơn tám mét; được ghép lại từ trăm mười bốn chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng; Đây được coi là bức chiếu thư bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam:

Những hình ảnh về Đền Lý Bát Đế: (Đền Đô – Cổ Pháp).[su_image_carousel source=”media: 4298,4297,4296,4294,4292,4291,4290,4289,4287,4285,4283,4282,4281,4280,4278,4275,4273,4274,4271″ slides_style=”photo” controls_style=”light” crop=”1:1″ align=”center” captions=”yes” dots=”no” link=”lightbox” target=”self” image_size=”full”]Nội thất khu đền có nhà Chuyển Bồng; kiến trúc theo kiểu chồng diêm tám mái, tám đao cong mềm mại; nhà tiền tế; nhà để kiệu thờ; nhà để ngựa thờ: Đặc biệt; phía Đông đền có nhà bia; nơi đặt Cổ Pháp Điện Tạo Bi “bia đền Cổ Pháp”, Tấm bia đá này được khắc dựng năm 1605; do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia; ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại Đền Lý Bát Đế (Đền Đô) và ghi công Đức của những vị vua triều Lý.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.