Tế công – Ý nghĩa phong thủy và cách bài trí tượng

Tế công hay còn được gọi dân dã là Tế Điên Hòa Thượng hay Tế Điên Hoạt Phật. Ông là một nhân vật có thật, tương truyền ông vốn họ Lý, tên là Tu Duyên; người Thiên Thai đời Tống; xuống tóc xuất gia ở chùa Linh Ẩn Tây Hồ Hàng Châu; pháp hiệu “Đạo Tế”.

Do ông thường giả điên giả ngây; lấy điên điên rồ rồ để độ hóa thế nhân nên người đời hay gọi là “Tế Điên”. Nhưng dù có là điên thật hay không thì theo truyền thuyết ông có đầy thần thông; Phật pháp vô biên, lại rất từ bi, luôn cứu giúp người gặp khó khăn, nguy hiểm, nên có biệt hiệu “Phật sống Tế Công”.

Ông là một tăng sĩ tu hành tại Linh Ẩn Tự, ông ham uống rượu, ăn thịt chó nên người đời gọi ông là Tế Điên. Sau này dân gian gọi ông là Tế Công.

Tế Công là ai ? 

Cha Tế Công tên gọi Lý Mậu Xuân, mẹ ông là Vương Thị; hai ông bà khi tuổi ngoài 30 nhưng vẫn chưa có con trai tế tự, thế là ngày đêm cầu Thần khấn Phật. Một đêm, Vương Thị mơ thấy một vị La Hán tặng cho một đóa sen ngũ sắc; Vương Thị nhận bông sen rồi nuốt, không lâu sau có mang.

Ngày 2 tháng 2 năm Thiệu Hưng thứ 3 đời Nam Tống (năm 1133); quả nhiên bà hạ sinh một bé trai. Hai ông bà có con trai thì vô cùng mừng rỡ, khi đầy tháng làm cỗ linh đình đãi khách. Lúc đó có một cao tăng là Tính Không đến chúc mừng, ban cho đứa trẻ cái tên là “Tu Duyên”.

Đến năm 18 tuổi; cả cha và mẹ ông đều qua đời; Sau khi chịu tang 3 năm; Tế Điên liền đến chùa Linh Ẩn ở Tây Hồ, Hàng Châu cách đó 300 km để xuống tóc đi tu. Chủ trì Viễn Hạt Đường biết ông là La Hán chuyển thế; lập tức thu nhận ông làm đệ tử và đặt cho pháp hiệu là “Đạo Tế” – nghĩa là “cứu tế dân chúng, giúp người đắc đạo”.

Tế Công là do Hàng Long La Hán xuống trần ?

Theo truyền thuyết; Tế Công giáng trần là có nguyên do. Con chim Đại Bàng ở trước tòa của Phật tổ Như Lai đã vi phạm thiên quy, bỏ trốn xuống trần. Do đó Hàng Long La Hán (Tế Công) xuống trần chuyển thế; đi tìm tung tích con chim Đại Bàng đó.

Tại cõi trần giàn Tế Công cũng trải qua muôn vàn kiếp nạn. Nhưng sau khi trải qua muôn vàn gian khổ, cuối cùng ông cũng đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Dân gian phác họa hình ảnh Tế Công như thế nào ? 

Ông lại luôn tỏ vẻ ngờ nghệch điên rồ, cùng với ngoại hình “rách rưới” như mô tả, khiến mọi người gọi ông là hòa thượng Tế Điên. Thế nhưng, ông tuy “điên” mà “tỉnh”; bằng quyền pháp cao thâm, cùng với tấm lòng từ bi, trượng nghĩa – tâm Phật đích thực; ông đã hết lòng cứu giúp cho đời, cho người, giác ngộ cho những kiếp lầm than. Có lẽ vì thế mà người ta vẫn thường truyền nhau rằng vị hòa thượng Tế Điên tới cõi trần vui chơi, đùa giỡn, mang theo sứ mệnh cứu đời giúp người, và giác ngộ cho chúng sinh thấy rằng tất cả vốn chỉ là những ảo giác của sắc thân.

Tế Công Hòa Thượng được mọi người đặt cho cái tên là Tế điên bởi lúc nào cũng điên điên; ngờ nghệch, cộng thêm quần áo rách rưới. Tuy nhiên, bằng sự tinh thông quyền pháp và tấm lòng trượng nghĩa; từ bi, một lòng hướng Phật, ông luôn giúp đỡ cho người, giác ngộ cho kiếp lầm lỡ. Vì thế, nhân gian xem ông như là một nhà Phật tới cõi trần rong chơi để giúp người, giác ngộ tâm hồn cho chúng sinh.

Ý nghĩa phong thủy khi bài trí tượng Tế Công

Nhắc đến Tế Công, nhân gian vẫn thường truyền tai nhau rất nhiều những câu chuyện kì bí, kể về vị hòa thượng Tế Điên rất giỏi trừ tà bắt ma, cứu giúp dân chúng.Chính vì vậy, Tế Công được nhiều người tôn trọng và thờ cúng như một vị thần giúp xua đuổi tà ma.

– Tượng Tế Công mang đến hiệu quả bảo hộ; trừ tà và trấn trạch rất tốt cho gia chủ. Tại những ngôi nhà hay mảnh đất có vong thường xuyên lui đến; hoặc những khu đất “dữ” gần nghĩa địa – những nơi nặng âm khí; người ta rất hay đặt tượng Tế Công để hóa giải âm khí; xua đuổi tà ma, tránh để những cái xấu quấy nhiễu con người.

– Nếu trong nhà có trẻ nhỏ hay quấy khóc, bệnh tật; người ta cũng bài trí tượng Tế Công để hóa trừ hung khí, ma mị quấy quả trong nhà; át vía của đứa trẻ.

– Đặt tượng Tế Công sẽ giúp thanh trừ khí độc, đem lại vượng khí cho không gian sống của gia chủ; đồng thời giúp gia quyến khỏe mạnh, tránh được bệnh tật, đau ốm.

– Hơn nữa, Tế Công luôn mang khuôn mặt tươi cười sảng khoái, bài trí tượng Tế Công sẽ giúp không khí gia đình thêm phần vui vẻ, tinh thần dễ chịu, thoải mái hơn.

Cách bài trí tượng Tế Công hợp phong thủy

– Nên đặt tượng Tế Công tại những không gian trang trọng, sạch sẽ, tốt nhất là nên đặt tượng tại cửa chính; mặt hướng ra ngoài; khi đó tượng Tế Công sẽ phát huy tác dụng trấn trạch; xua đuổi tà ma muốn xâm nhập vào nhà. Hoặc nếu nhà có hướng xấu; thì bạn cũng nên đặt tượng Tế Công ở những hướng này; để át đi các vận khí xấu có thể gây mất mát, bệnh tật hoặc tai họa cho gia đình.

– Nếu thờ cúng Tế Công thì có thể cúng bằng cả đồ chay hoặc mặn; nhưng phải nhớ lau chùi và vệ sinh tượng thường xuyên; để tượng luôn phát huy tốt hiệu quả phong thủy. Trước khi thờ cúng tượng Tế Công thì nên nhờ thầy xem ngày tốt để thỉnh tượng về nhà; và làm lễ khai quang, hô thần nhập tượng.

– Không nên để tượng Tế Công ở phòng ngủ hay gầm cầu thang.

– Một điều nữa cần lưu ý là không nên thờ cúng hoặc bài trí quá nhiều tượng Phật cùng lúc, nếu chọn tượng Tế Công thì không nên bài trí thêm cả các tượng khác như tượng Quan Công; Bồ Đề Đạt Ma hoặc tướng Trần Hưng Đạo. Những loại tượng này đều có công dụng trấn trạch, bảo hộ, trừ tà ma; khí xấu, vậy nên lựa chọn một loại là đủ hiệu quả phong thủy rồi.

Các bạn có thể tham khảo thêm cách: Xua Đuổi Tà Khí Với 6 Vật Phẩm Phong Thủy

Hoặc liên hệ: 0914337979 & 0983029773 để được tư vấn về các loại tượng gỗ trắc Nghệ Thuật nhé !

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.