Thải Đồng là gì ?

Hầu đồng là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, tuy vậy cùng với thời gian việc trình đồng mở phủ diễn ra tràn lan, một số người không có căn số phụng sự cha mẹ nhưng vẫn tin lời thầy bà hám tiền mà mở phủ, hoặc vì ham cầu lộc thánh làm ăn nên trình đồng mở phủ. Hệ lụy là hiện tượng Thải đồng cũng theo đó mà tăng, có một thực tế đang diễn ra là một số người mới ra mở phủ vài năm đã thải đồng.

Khi mở phủ Thanh đồng nào cũng khấn nguyện: Con xin phụng sự cha mẹ tới mãn chiều xế bóng, vậy Thải đồng có khác gì nuốt lời với nhà Ngài. Nếu tự ý Thải đồng thì rước họa vào thân. Vậy có Thải đồng được không ?

5503160160_e3b03181e1_z

Trong một số trường hợp có thể Thải đồng được.

Trường hợp thứ nhất: Thuận theo lẽ tự nhiên, quy luật sinh học, khi các cụ Đồng về già các xét thấy sức khỏe không cho phép không phụng sự Phật Thánh được nữa nên làm lễ thải Đồng. Tuy vậy thải Đồng chứ không thải Điện, vẫn đèn nhang, phụng thờ, tuy nhiên không làm việc nữa: không soi bói, hầu hạ…..

Trường hợp thứ hai: Trong gia đình không có ai có căn Đồng, không có ai tiếp quản nên xin Thải đồng và Thải điện

Trường hợp thứ ba: Có căn Đồng nhưng lại sai phép tắc, phạm lỗi nặng….sám hối nhà ngài xin thải đồng, trường hợp này có thể xin không làm việc âm nữa: soi bói, gọi hồn….nhưng vẫn phải đèn nhang, phụng thờ, là người sống có trước có sau chứ không phải ra Đồng vì lộc lá rồi Thải đồng là bỏ luôn việc phụng sự nhà Ngài

Trường hợp thứ tư: Không có căn Đồng nhưng nghe Thầy ra Đồng, trong thời gian được ra Đồng nhưng ko biết lễ nghĩa, phép tắc, dối trên lừa dưới, tự thân lừa thân, nhận thấy sai phạm trầm trọng, tất phải xin thải Đồng.

Đã là Thanh đồng không phải vì chữ lộc mới ra đồng, vì vậy phải phụng sự đến mãn chiều xế bóng. Người có đồng thực sự phải hầu hạ tiên thánh thì không bao giờ được phép thải đồng, làm như vậy là rước họa cho bản thân và gia đình. Chỉ trong số ít trường hợp như vừa nêu, và cũng thật hãn hữu mới nên Thải đồng.

Thanh Lam

Được đóng lại.