Tìm hiểu về Mẫu Thoải – Bà mẹ của sông biển

Thoải là chữ thủy đọc trại đi. Mẫu Thoải tức Mẫu Thủy , là mẹ nước ( Thủy Cung Thánh mẫu ) được thờ cúng lâu đời trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

mau thoai

Mẫu Thoải được mang một lý lịch trần gian theo những truyền thuyết sau đây :

Truyền thuyết kể ở Thái Bình và Nghệ tĩnh

Thuở trời đất mới mở mang, đất đai đang chờ khai phá, vua Kinh Dương Vương ( Viễn tổ cửa người Việt ) đi chu du các nơi. Một ngày tới vùng kia gặp người con gái nhan sắc tuyệt trần. Vua lấy nàng làm vợ , sau sinh ra Sùng Lãm chính là Lạc Long Quân, Bố Rồng của chúng ta. Bà Mẹ này là con gái Long Vương ở Động Đình Hồ, nên được làm nhiệm vụ cai quản vùng sông biển, ao hồ. Vì vậy mới gọi là Mẫu Thoải.

Ở Nghệ Tĩnh cũng lưu truyền thuyết này, lại nói cuộc gặp gỡ giữa hai người ở trên dòng sông Lam ( trước có tên là sông Thanh Long )

Truyền thuyết Tuyên Quang

Truyện kể rằng: Kinh Xuyên là một hoàng tử con Vua Đất, lấy vợ là con gái Long Vương ở Động ĐÌnh Hồ ( Trung Quốc ). Bà rất yêu chồng nhưng Kinh Xuyên lấy hai vợ. Bà vợ kia tên là Thảo Mai, có tính ghen ghét, vu khống cho bà, nên bà bị nhốt vào rừng sâu, nhưng thú dữ không dám làm hại bà, còn mang hoa quả đến nuôi cho bà được sống. Một hôm, người nho sĩ gặp bà, bà nhờ chuyển một cái thư cho cha là Long Vương, nhờ thế mà bà được cứu thoát, Vua gả bà cho nho sĩ nhưng người này từ chối. Người đời tôn bà Mẫu Thoải, lập đền thờ ở Tuyên Quang gọi là Đền Giùm

Sự tích bà Mẫu Thoải còn được hiểu theo nhiều cách: bà có tên là Nhữ Nương, sau khi kết hôn với vị vụ dưới nước Thủy tề. Thượng Đế phong cho bà làm Nhữ Vương Nam Nữ Nam Hải Đại Vương nơi chính được thờ bà làm thành Hoàng là làng Viêm Xá, Huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc

Có truyền thuyết lại nói Mẫu Thoải không phải là một bà mà chính là nhiều bà. Các bà đều là con của Lạc Long. Trong số con cái sinh ra, Lạc Long Quân đã chọn ba người giao cho việc quản lĩnh sông biển nước Nam, đóng dinh cơ ở Nguyệt Đức. Một bà có hiệu là Thủy Tịnh Động đình Ngọc nữ công chứa, người thứ hai có hiệu là Hoàng Ba đoan khiết Phu nhân , và bà thứ ba là Tam Giang Công chúa

Công việc của các bà là coi sóc các sông biển làm mưa và chống lụt giúp dân. Những năm hạn hán, nhân dân cầu đảo là viện đến sự phù hồ của các bà. Các bà lại có nhiều bộ hạ, giao cho mỗi người trấn thủ một nơi. Như ở Thăng Long, tướng tá của các nữ thần đều chia nhau ở các làng Nhật Chiêu, Quảng Bố, Tây Hồ, Yên Phụ . Đời Lê Vinh Thọ có lần thủy quái gây loạn, dâng cao nước sông Nhị , đã tràn vào Yên Phụ, sau phải câì đến Mẫu Thoải mới khỏi được nan lụt

Các bà thường giúp những cuộc chiến bảo vệ quê hương. Đời Lê Thánh Tông , quân nhà vua đi đánh phương Nam, đến vùng thuộc địa phận Phú Xuyên – Kim Bảng thì gặp một trận cuồng phong lớn phải cầu khẩn tới các thần linh, các Mẫu Thủy cho một tướng đến dẹp yên gió. Vì thế vua phong tặng cho tướng đó là thượng đẳng thần, lấy hiệu là Nguyệt Nga Công chúa . Nguyệt Nga cũng được xem là một thần của Thủy cung.

Cũng có thêm những sự tích khác

Thánh Mẫu (Bà Chúa) Thoải Phủ. Bà vốn là con Vua Bát Hải Long Vương Thủy Quốc Động Đình, theo lời Vương Phụ, bà kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Một buổi, Kính Xuyên đi vắng, tiểu thiếp Thảo Mai tìm cách giả đồ thư để hãm hại cho bà. Kính Xuyên mù quáng, nghe lời Thảo Mai vu cho bà thất tiết, đem đóng cũi, bỏ lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Tại nơi rừng sâu bà không những được thú rừng yêu quý, mang vật quả đến dâng mà còn tình cờ gặp được nho sĩ Liễu Nghị. Cảm thương trước nỗi oan của bà, Liễu Nghị theo lời ngỏ, mang thư của bà về đến Hồ Động Đình, kể hết sự tình về cho vua cha. Sau đó vua cha sai người đi đón và bà được minh oan, rồi kết duyên cùng Liễu Nghị, còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị trừng phạt. Sau này, theo một số câu chuyện, bà thường hiển linh, phù hộ cho những người đi biển khỏi sóng to gió lớn nên được nhân dân biết ơn và lập đền thờ ở khắp nơi cửa sông, cửa biển.

Khi ở chốn Động Đình bà vốn là con vua cha Bát Hải nên được gọi là: “Động Đình Trung Công Chúa Ngọc HồThần Nữ”, sau này bà còn có danh hiệu: “Bạch Ngọc Thủy Tinh Xích Lân Long Nữ Công Chúa”.

Vậy nên trong văn thỉnh Đức Thánh Mẫu cũng có hát rằng:

“Thỉnh mời Đệ Tam ThánhTiên

Xích Lân Long Nữ ngựmiền Thoải Cung

Kính Xuyên sớm kết loan phòng

Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan

Kinh Xuyên chẳng xét ngay gian

Vàng mười nỡ để lầm than sao đành

Lòng trời thương kẻ ngay lành

Xui quan Liễu Nghị nho sinh tìm vào…”

Đền thờ Mẫu Thoải có khá nhiều nhưng hầu hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sông cửa biển chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần. Nổi tiếng nhất có Đền Mẫu Thác Hàn Sơn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa, nơi bến Đò Lèn,còn có Đền Mẫu Thoải ở thị xã Lạng Sơn, gần sông Kì Cùng, và có ngôi đền ở bến sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm cũng tên là Đền Mẫu Thoải hay còn gọi là Đền Cửa Sông.

Ngày tiệc chính của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch, thường được tổ chức long trọng nhất là ở Đền Mẫu Thác Hàn Sơn.

Được đóng lại.