Tín ngưỡng Đền Bà Chúa Kho: Cầu may, vay lộc, bớt… bực mình

Đền Bà Chúa Kho thuộc khu phố Cổ Mễ; phường Vũ Ninh; thành phố Bắc Ninh;nằm trên lưng chừng núi Kho và sát con sông Cầu thơ mộng (xưa có tên là Như Nguyệt) đầy ắp những truyền thuyết lịch sử của dân tộc; từ lâu đời đã đi vào tín ngưỡng dân gian và gần đây nổi tiếng là tâm điểm hành hương tâm linh của nhân dân cả nước hướng về để cầu may; sống hướng thiện.

TamquandenBaChuaKho

Ngôi đền nổi tiếng này được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm; cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách vào ra thắp hương xin lộc; thành tâm cúng bái.

Đền Bà Chúa Kho là một trong những di tích cổ kính thâm nghiêm gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử và văn hiến của quê hương Kinh Bắc- Bắc Ninh. Theo bề dày lịch sử; tín ngưỡng đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ đã có nhiều lớp văn hóa tín ngưỡng của nhiều thời đại. Song điều quan trọng hơn cả là từ lâu đời ngôi đền cổ này đã đi vào tâm linh tín ngưỡng dân gian vô cùng linh thiêng “sở cầu đắc cầu; sở nguyện đắc nguyện” và những năm gần đây là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của nhân dân cả nước. Hàng năm; có tới hàng ngàn lượt khách của khắp các tỉnh thành trong nước hành hương tìm về đền Bà Chúa Kho để cầu phúc; cầu tài; cầu lộc; cầu con; cầu của; cầu bình an và sống hướng thiện.

Ðền nhìn về hướng nam. Cổng tam quan là công trình mở đầu cho cụm kiến trúc này; các công trình kiến trúc chính của đền gồm sân đền; hai dải vũ; toà tiền tế; công đệ nhị và hậu cung; tất cả tạo thành một thể thống nhất; uy nghi. Xung quanh đền có hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ buôn bán đồ cúng lễ. Vào dịp lễ hội cuối năm và đầu năm; các phường bán đồ tế nhộn nhịp người vào ra. Người mua cần thứ gì; không biết cần có những gì trên mâm lễ; chưa biết đặt tiền vàng ở đâu cho đúng chỗ có thể nhờ người bán hàng. Mâm lễ được sắp tùy tâm người đến cửa Đền; đôi khi chỉ đơn giản là thẻ hương; bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ; có người cầu kì thì con gà đĩa xôi; không thì cũng làm một mâm ngũ quả đủ đầy. Bước vào cổng đền; thắp nén hương lên bàn thờ bà Chúa; thành tâm cầu khấn.

Đền Bà Chúa Kho vốn được khởi dựng từ lâu đời và trước cửa đền có dòng chữ Hán “Chủ khố linh từ”; hai bên cổng đền có đôi câu đối “Càn long tốn thủy lưu thắng cảnh/ Liệt nữ cao sơn hiển linh từ”; dân gian gọi nôm là “Đền Bà Chúa Kho”; nhưng dấu tích kiến trúc xưa để lại là của thời Lê Trung Hưng. Ngôi đền cổ gồm nhiều công trình được xây dựng theo một trục dọc chạy từ chân núi Kho lên lưng chừng núi như: cổng Tam môn; Tiền tế; ba cung; hai bên là hai tòa Dải vũ và một số công trình phụ trợ khác.

denbachuakho2_1

Với quan niệm “đầu năm vay bà; cuối năm trả nợ”; khách thập phương hướng về đền Bà Chúa Kho những ngày đầu năm để làm lễ “vay bà” nhằm phát tài; phát lộc. Hội đền Bà Chúa Kho kéo dài tới 3 tháng. Tâm linh người Việt có xin có đáp đền. Bởi thế mà đầu năm nườm nượp người đến vay Bà Chúa; mong một năm làm ăn thuận lợi; tiền bạc rủng rỉnh để rồi cuối năm tầm tháng 11 âm lịch; người ta đổ về đền Bà Chúa Kho xin trả.

Bắt đầu từ năm 1989; đền Bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng và được nhân dân địa phương trùng tu tôn tạo; mở rộng với quy mô rất lớn. Hiện đền Bà Chúa Kho gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc như: Cổng Tam môn; Tiền tế; cung Đệ tam; cung Đệ nhị; cung Thượng (cung Bà Chúa); tòa Sơn Trang; Lầu Cô; Lầu Cậu; ban thờ “Cửu trùng thiên” và một số công trình phụ trợ khác. Phần lớn các hạng mục công trình được khôi phục; tôn tạo mang dáng vẻ truyền thống và làm tôn vinh giá trị của di tích.

Người được thờ ở đền Bà Chúa Kho là ai?

Đây là một vấn đề lớn; đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thư tịch sử sách cổ không thấy ghi chép; di sản văn hóa của di tích (thần tích; sắc phong; bia đá) phản ánh về người được thờ không bảo lưu được; nên chưa rõ lai lịch công trạng của người được thờ. Cổ vật tiêu biểu là pho tượng Bà Chúa Kho có niên đại khoảng cuối thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Tượng được tạo tác là một “Bà Chúa” có dáng hình đẹp; trong tư thế ngồi xếp bằng; đầu đội vương miện; khuôn mặt trái xoan; đôi mắt hiền từ thánh thiện; thân mình thanh thoát khoác áo với nhiều lớp mềm mỏng. Song căn cứ vào truyền thuyết địa phương thì đền thờ một “Bà Chúa” vợ của một vua Lý; có công trông coi kho lương của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1077. Mặt khác; đền Bà Chúa Kho là một trong những ngôi đền cổ nằm trong vùng đất cửa sông Ngũ Huyện Khê có đậm đặc các ngôi đền thờ “Mẫu”. Căn cứ vào tấm bia đá của đình Thượng Đồng có tên “Thượng đẳng tối linh”; niên đại “Bảo Đại 3” (1850) thì 72 trang ấp vùng ven sông Ngũ Huyện Khuê thờ “Bà chúa Quả Cảm” vợ của một vua Trần làm phúc thần. Quả vậy; một số ngôi đền của các làng xã ven cửa sông Ngũ Huyện Khê như: Quả Cảm; Xuân Viên; Đặng Xá; Thượng Đồng đều thờ “Vua Bà” tức “Bà Chúa Quả Cảm”. Đồng thời; căn cứ vào hiện tượng tín ngưỡng đang diễn ra tại đền Bà Chúa Kho; ngoài thờ “Bà Chúa Kho”; còn thờ “Tam tòa Thánh Mẫu”; thờ Cô; thờ Cậu; thờ Sơn Trang… thì đền Bà Chúa Kho từ lâu đã được phủ lên một lớp tín ngưỡng “thờ Mẫu”. Theo các nhà nghiên cứu thì tín ngưỡng thờ Mẫu vốn là tín ngưỡng của người Việt cổ có từ lâu đời và ngày càng phát triển. Như vậy; theo bề dày lịch sử; đền Bà Chúa Kho đã được phủ lên nhiều lớp tín ngưỡng.

Nhưng trong các hiện tượng tín ngưỡng trên thì khả năng đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ thờ “Bà Chúa” người có công trong trông coi kho lương của quân dân nhà Lý là nhiều hơn. Bởi núi Kho và ngôi đền “Bà Chúa Kho” nằm trong phòng tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến vĩ đại của quân dân Đại Việt chống quân xâm lược Tống năm 1077. Và truyền thuyết của địa phương Cổ Mễ về bà Chúa Kho có công trông coi kho lương Nhà Lý và được thờ phụng làm Thần là có cơ sở.

Chính hội Đền Bà Chúa Kho và Nghi lễ “vay vốn”.

Đền Bà Chúa Kho được dân gian truyền gọi là “Ngân hàng địa phủ”. Ngày 14 tháng Giêng là chính hội Đền Bà Chúa Kho nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới; đông đảo người dân cả nước lại nô nức chảy hội đền để cầu tài lộc; bình an.

Chuẩn bị lễ vật

denbachuakho1

Đền Bà Chúa Kho là một trong những địa điểm bày bán phong phú rất nhiều đồ lễ dọc theo lối đi. Bên cạnh những đồ lễ mặn là những mâm lễ vàng mã; những cây tiền; những cành vàng; cành bạc. Người đi lễ phải đội lễ cao ngất ngưởng trên đầu mới mong tránh va chạm trong dòng người ùn ùn kéo vào đền.

Một lượng vàng mã vô cùng lớn được đốt hàng ngày gây ra một hình ảnh phản cảm trong mùa lễ hội ở đền Bà Chúa Kho. Do lượng vàng mã đốt quá nhiều nên hai lò đốt vàng mã ở phía sau đền luôn hoạt động hết công suất tỏa ra sức nóng rất khó chịu khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn để tự hóa vàng; từ đó xuất hiện một đội quân hóa vàng mã thuê luôn thường trực trước cửa lò. Du khách đều phải đưa tiền cho những thanh niên ở gần đó trong mỗi lần hóa; còn số tiền là tùy tâm.

Việc sắm sửa vàng mã bạn nên chuẩn bị trước từ nhà để có sự chủ động và không bị các cửa hàng ở đây chặt chém. Vàng mã chỉ nên sử dụng vừa phải; tránh lãnh phí. Riêng tiền thật; bạn không nên đặt lên ban thờ hay hương án ở chính điện mà nên cho vào hòm công đức.

Nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho

Mặc dù nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho chỉ là một nghi lễ tâm linh nhưng người lễ bái phải thành tâm và giữa đúng lời hứa của mình. Người đến vay cần ghi trong sớ rõ ràng là vay bao nhiêu; vay để làm gì và ghi rõ thời gian sẽ trả (tạ lễ) là 1 năm; 2 năm hay 5 năm. Thậm chí; có một số người còn hứa vay một trả 3 hay vay một trả 10. Việc vay trả là tùy thuộc quan niệm mỗi người nhưng nhất thiết có “vay” thì phải có “trả” dù cho bạn có làm ăn được hay không.

Cầu nguyện và lễ bái

Trong những năm gần đây; tình trạng cúng thuê diễn ra tràn lan gây nên sự xô bồ; lộn xộn ở đền Bà Chúa Kho. Mặc dù ban quản lý nhà đền đã có cảnh báo du khách không nhờ người khấn thuê bằng những bảng thông báo đặt ở nhiều vị trí trong đền nhưng ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy trong giữa đám đông người cúng lễ có rất nhiều người cúng thuê len lỏi; chiếm chỗ của du khách.

Bạn có thể cầu nguyện an bình; sức khỏe cho cả gia đình. Xin phù hộ đường công; danh; tài; lộc cho bản thân. Đặc biệt; nhiều du khách đến đây để xin Bà Chúa Kho cho vay vốn làm ăn. Bạn nên tự cầu nguyện và cúng bái để thể hiện lòng thành tâm của mình.

Hướng dẫn đồ lễ bái

Lễ chay: gồm phẩm oản; quả; trà; hương hao dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.

Lễ mặn: bạn có thể dùng đồ mặn như thịt gà; thịt lớn hoặc là mua đồ chay hình tướng lợn; gà; chả; giò.

Lễ đồ sống: bạn tuyệt đối không được dùng các đồ lễ sống bao gồm trứng; muối; gạo hoặc thịt tại các ban Ngũ hổ; Thanh xà; Bạch xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.

Cỗ Sơn Trang: bao gồm những đồ đặc sản chay của Việt Nam. Không dùng lươn; ốc; cua; chanh quả; ớt… Trong trường hợp bạn có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc lễ này.

Lễ ban thờ Cô; thờ Cậu: thường bao gồm hương hoa; quả; oản; lược; gương… Đây chính là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Đặc biệt; những lễ vật này nhỏ; đẹp; cầu kỳ và được đựng trong những chiếc túi đẹp mắt; xinh xắn.

Lễ thần Thành Hoàng; Thư Điền: để những lời cầu nguyện được linh ứng và có phúc thì bạn phải dùng đồ chay để tế lễ.

Cách hạ lễ

Khi kết thúc việc dâng lễ; khấn bái ở các ban thờ thì bạn có thể viếng thăm phong cảnh tại nơi thờ tự trong khi đợi hết một tuần nhang. Thắp hết một tuần nhang này bạn có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong; bạn cần vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hóa vàng để hóa. Sau khi hóa sớ xong thì bạn mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ; bạn cần hạ từ ban ngoài đến ban chính. Đối với các đồ lễ ở bàn thờ Cô; thờ Cậu như lược; gương… bạn hãy để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có để riêng thì bạn nên gom vào đó mà không đem về nhà.

Được đóng lại.